Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Răng Chừ Mưa Rơi Lại Buồn
Trời vừa chớm thu, nhưng gió mang cơn lạnh đến sớm hơn mọi năm. Ngồi trong xe bên cạnh Hảo, tôi co ro thít tha trong chiếc áo lụa mỏng, Hảo liếc nhìn qua tôi thật nhanh, rồi phàn nàn:

 



 


- Lúc ở nhà anh bảo mặc thêm áo vào không chịu, nay than lạnh với ai!

 

Chiếc xe dừng lại bên ngoài cổng nhào Toản, tôi cúi đầu không nói, nhưng hơi bất mãn giọng nói vương chút bực bội của Hảo. Tàn cây lớn trước nhà Toản che kín mít ngôi nhà, mặc dù mở cửa xe bước xuống nhưng chưa dám vào nhà, lo sợ mấy con chó to lớn ùa ra. Hảo trờ tới, dường như đọc được trên vẻ mặt tôi, chàng hơi hối hận câu nói lúc nãy, buộc miệng:

 

- Đợi anh dẫn vào, không thôi sợ.

 

Hảo đẩy cánh cửa, giọng con chó gầm gừ nhưng không tiến tới như mấy lần trước, có lẽ đã quen hơi nên chỉ khịt khịt vài tiếng rồi lại nằm dài trên tấm xi măng bên cạnh nhà. Hảo bước sau lưng tôi hừ nhỏ:

 

- Con chó khôn thật, biết người quen không còn sủa như những lần trước mình tới.

 

Toản ra đón tôi và Hảo, vẫn nụ cười nghịch ngợm cố hữu:

 

- Độ nầy chị trẻ ra. Thiệt chứ không phải nói chơi đâu. 

 

Tôi cười:

 

- Thấy anh Toản, là thấy nụ cười trước tiên.

 

- Nếu tôi có người khen trẻ như vậy, phải mở ví cho mấy đồng rồi đấy, Toản nói.

 

Hạnh nhìn tôi, cười hùa theo chồng. Loay hoay với đôi giày, tôi đành ngồi bệt xuống sàn nhà mở quai giày, hít mùi thơm của món gà luộc trứ danh của Toản. Chiều thứ sáu, về nhà cảm thấy đói bụng sau một ngày cử ăn, cơn đói cồn cào tìm tới dễ dàng.  

 

Bên trong nhà Toản khác hơn mấy lần trước tôi và Hảo đến, những cây cảnh bonsai khá lạ thật đẹp mắt. Tôi chăm chú nhìn cây Dạ lý hương với nhành hoa trắng, tỏa mùi thơm nồng nàn. Đưa tay rờ nhẹ lên cành hoa:

 

- Mỗi lần tới nhà anh chị, đều có những vật lạ mắt hơn.

 

Toản chắc lưỡi:

 

- Chưa đâu, anh chị phải lên phòng khách nhìn mấy con cá rồng của tụi tôi mới mua, nuôi công phu lắm.

 

Đang đứng nói chuyện với Hạnh, bé Khiêm con Hạnh cúi đầu thưa bác. Tôi nhìn lại ôm thằng bé vào lòng.

 

- Khiêm dạo nầy lớn quá hả con!   

 

Thằng bé lễ phép dạ nhỏ, rồi nhảy nhót lên nhà trên như con sóc nhỏ. Bước chân theo Toản lên phòng khách, Quý ngồi nơi ghế sa-lông đưa tay chào chúng tôi. Tôi gật đầu chào lại. Hảo bắt tay cười:

 

- Sao, anh đến lâu chưa?

 

Quý cười hiền hậu:

 

- Cũng vừa đến, sao anh chị khoẻ chứ?

 

Phiên và vài người bạn cũng vừa tràn vào. Dường như đặc biệt trong chiều thứ sáu mọi người đều có nụ cười tương tự giống nhau, sau một tuần dài làm việc vất vả. Những tiếng cười vang rộng ngôi nhà Toản. Thức ăn được dọn lên bàn, bụng tôi bây giờ đã khá cồn cào. Mùi thơm của món thịt gà bóp rau răm thật khiêu khích. Tiếng người mời nhau, giọng đùa vui thú của Phiên, tôi lắc đầu cười theo.

 

Toản lôi Hảo và tôi đến hồ nuôi cá rồng. Toản cho biết con cá mua với số tiền khá lớn. Nghe Toản nói, tôi chỉ biết đứng ngẩn ngơ nhìn đăm vào con cá trong hồ, một lúc tôi nhìn Toản chịu thua, lắc đầu:

 

- Có lẽ tôi chưa đủ đạt tới mức để thưởng thức cái đẹp và quý giá của cá rồng. Dĩ nhiên "tiền nào của đó". Phải có một cái gì trong cá, người ta mới bán với một giá tôi không thể nào tưởng tượng nỗi.

 

Toản giải thích một hồi cho mãi khi nhìn lại bộ mặt tôi ngẩn ngơ, ngơ ngẩn chẳng biết ất giáp gì, Toản đâm ra nản lòng, không buồn nói thêm tiếng nào, để mặc tôi về lại chỗ ngồi.    

 

Nhìn qua lớp cửa kính, thật đúng với câu nói tự ngàn xưa "trời tháng mười chưa cười đã tối". Trời tối đen tự hồi nào không hay. Tàn cây cao trước nhà Toản theo gió reo vi vu. Tôi thò đầu ra khỏi cánh cửa nhìn chăm chú ra ngoài, nói một mình:

 

- Không khéo tối nay mưa mất.

 

Hảo ngước mắt nhìn. Tự nhiên tôi thấy mình vô lý. Giữa cơn vui của mọi người, chưa đóng góp phần nào, thốt lên những lời bâng quơ không đâu vào đâu cả. Bàn tay Hảo nắm lấy vai tôi kéo trì xuống, tay kia gắp bỏ vào chén trước mặt mấy miếng thịt:

 

- Ăn đi chứ. Hồi nãy trên xe la đói bụng, nhưng giờ sao lại ngồi nhìn trăng sao.

 

Toản nhanh nhẩu bỏ thêm thức ăn vào chén của tôi, trêu:

 

- Chị không cần phải nhịn ăn hoài. Một tuần lễ cử khoảng hai ba ngày thôi, còn ngày khác cứ ăn thả giàn, tôi bảo đảm không sợ mập.

 

Ở Toản vẫn thế, luôn luôn có náo nhộn và đùa nghịch. Theo làn sóng vui đùa của mọi người, tôi hội nhập thật nhanh, bỏ bộ mặt trầm lặng mọi ngày của tôi, theo như lời bạn bè vẫn thường nói. Phiên vui với vẻ hồn nhiên cố hữu, đùa nghịch một cách vô tư. Bữa ăn trong không khí vui nhộn, Toản đề nghị chiếu cuốn video trong một dịp về Huế cho mọi người vừa ăn vừa thưởng thức. Nghe Toản nói đến Huế, tôi cuống quíùt muốn coi ngay. Ngồi bệt xuống tấm thảm, tôi nhìn chăm chú trên mặt ti vi. Tay bỏ cuốn phim vào máy, Toản cho biết Huế vẫn vậy, không được tu sửa lại nhiều như những nơi khác. Trong lòng tôi thoáng  buồn, trở nên im lặng giữa đám bạn bè đang cười nói huyên thuyên. Có một lúc nào đó, bỗng nhiên nghe nhắc nhở về Huế, về nơi tôi sinh và trưởng thành tôi không tránh được ngẹn ngào trong lòng. Phiên hỏi tôi:

 

- Chị về Huế lại lần nào chưa?

 

Tôi nhìn Phiên lắc đầu:

 

- Muốn về nơi mình ở hơn một nơi nào hết, nhưng chưa có dịp.

 

- Người ta về đầy dẫy hết, sao chị chưa chịu về?

 

Tôi không biết trả lời sao cho Phiên hiểu, đành cười buồn, khất hoản:

 

- Có lẽ mai mốt sẽ về một chuyến.

 

Toản ngồi bên cạnh ti vi, nhắc:

 

- Chị Hảo coi cảnh Huế, mới thấy nhớ. Tôi không phải người Huế, nhưng nghe giọng mấy cô gái Huế nói chuyện cũng có cảm tình.

 

Toản mở cuốn phim quay về đêm trên con thuyền bên giòng sông Hương. Toản thu lại một ban nhạc cổ ở Huế. Ban nhạc gồm có bảy người đàn bà và một người đàn ông với cây đàn cò, thêm vài nhạc cụ khác tôi không nhớ tên. Tiếng hát đối của nam và nữ vang lên. Lắng tai nghe tôi thấy cay cay trong đôi mắt. Không hiểu bỗng vì đâu hình ảnh và tiếng hát đối giả gạo gợi cho tôi nhớ lại cảnh Huế ngày nào, nghe nôn nao trong lòng đến quay quắt.

 

Ngày xưa có một dạo theo me tôi về Nam Phổ, quê của mệ nội tôi. Được nghe tiếng hò giả gạo của mấy người thợ gặt làm cho mợ Thu và những lời hát đối nhau trên cánh đồng đầy lúa vàng trong mùa gặt. Những hình ảnh và tiếng hò đó vẫn còn mang mang trong ký ức.

 

Giờ đây tiếng cười đùa và trò chuyện của những người chung quanh khiến tai tôi không nghe được rõ. Phiên nhìn tôi:

 

- Nghe tiếng Huế của mình thấy nhớ ghê chị Hảo hỉ!

 

Bên tai tôi mặc dù không nghe rõ hết lời hò, chỉ một vài câu phụ theo sau:

 

... Là hò là khoan... là hò là khoan...

 

Bỗng nhiên tay chân tôi như đông đặc lại, lắng tai nghe người đàn bài mặc áo dài trắng cất giọng hát:

 

- Chiều ni mưa trên phố Huế, biết ai còn trông hay đợi...

 

... Chiều xưa mưa rơi thì sao, răng chừ mưa rơi lại buồn...

 

Giọng hát đầy áo não, tôi chụp lấy vai Hảo, đưa tay chỉ lên màn ảnh:

 

- Anh! Thấy chi không?

 

Hảo nhìn theo ngón tay tôi không nháy mắt. Tôi chỉ nhanh lên hình người đàn bà mặc áo dài trắng:

 

- Thủy Tú đó anh tề!

 

- Thủy Tú! Em có lầm không.

 

Mắt tôi gần như nhòe nhoẹt, cơn xúc động dâng lên khiến người tôi đờ đẩn nói chẳng thành lời. Tôi gật đầu nhìn vào màn ảnh. Trông lầm sao được, người bạn cũ ngày xưa của tôi trên màn ảnh do Toản thu lại rõ ràng như đang đứng trước mặt. Có mờ chăng, đó chỉ vì những giòng nước mắt của tôi đang tràn trề chảy dài trên mặt. Thời gian đã hơn hai mươi năm, nhưng vẻ mặt và nụ cười buồn của Thủy Tú vẫn như thế không hề thay đổi. Tôi nhớ rõ bản nhạc "Mưa trên phố Huế" Thủy Tú vẫn thích hát mỗi năm trường tổ chức ăn Tết, hoặc vào dịp tổ chức lễ hai bà Trưng. Hể có chương trình văn nghệ, là Thủy Tú hát bản nhạc tủ của nàng. Giọng hát của Thủy Tú buồn như cuộc đời của nàng bây giờ. Chiếc khăn vành trên đầu khiến cho tôi nhận diện Thủy Tú dễ dàng hơn, với nét sầu man mác.

 

Tự dưng nhìn những thức ăn trên mặt bàn, tôi không thấy thiết tha ăn uống. Thấy cuộc sống của những những người Việt bên nầy quá ư đầy đủ, không như những người còn ở lại kém may mắn. Không hiểu mọi người ở hải ngoại cảm thấy thế nào, chứ riêng cá nhân tôi mỗi lần nhìn thức ăn nghênh ngang giữa mặt bàn, tôi cảm thấy quá vung phí tiếc của trời cho. Và nghĩ mình quá ư may mắn, không những cho bản thân tôi, mà ngay cả các con của mình nữa. 

 

Toản chỉ cho tôi hai cô gái ngồi bên cạnh Thủy Tú là con gái của nàng. Các con của Thủy Tú chừng đâu cũng bằng tuổi ba đứa con gái của tôi, nhưng dáng dấp nhỏ nhắn và ốm yếu hơn. Cổ họng tôi giờ đây đắng nghét như nuốt nhằm phải bồ hòn.

 

Thời gian đã thay đổi hết tất cả, từ con người cho tới cảnh vật, từ lòng người và ngay cả đời sống. Ba mươi năm trước đây, với cái tuổi mới lớn khôn khi nhìn cơn mưa, những giọt nước rĩ rã rơi trên mặt, hay nhìn giòng sông Hương êm đềm gợn chút sóng lăn tăn vì những giọt mưa rơi khơi động, tôi đã biết buồn vu vơ. Mùa đông ở Huế buồn chi lạ, mưa giao hòa từng giòng. Nước mưa ngăn cản không cho tôi được nhảy chân sáo trong khu vườn đầy quả chín muồi thơm ngát của mẹ, hay rũ một lũ con gái đạp xe qua ngã Vĩ Dạ ăn vài ba chén bánh bèo. Bạn bè tôi nhìn cơn mưa đâm ra ái ngại, không muốn lội bộ ra chợ Đông Ba ăn hàng vặt, sợ ướt sũng áo quần mang thêm nỗi lạnh lẽo vào người...

 

Và nỗi buồn chỉ thế thôi, chứ không buồn ơi hỡi như bây giờ, như một ngày xa Huế, một đời vĩnh viễn ra đi. Mãi đến nay, tôi chưa được một lần về lại nhìn xứ Huế của mình ra sao. Thấy cảnh Huế đã ray rứt trong lòng, nay nhận ra được người bạn của mình trong cuốn video với hoàn cảnh khắc nghiệt như thế lại càng thêm ray rứt hơn. Mặc dầu nay tôi đã già mất đi bao nhiêu tuổi, nhưng hơi hám của kỷ niệm vẫn cứ mãi luẩn quẩn nơi một góc nào đó trong trí nhớ không thể quên được. Càng nhớ lại càng thêm buồn.

 

Thấy tôi ngẩn ngơ, Toản tắt tivi, ngại ngùng:

 

- Làm liều, mai mốt đi về một chuyến với tụi này đi chị Hảo!

 

Phiên chen vào:

 

- Về một chuyến coi ai còn ai mất.

 

Tôi se sẻ gật đầu nhìn Hảo. Cùng tia mắt đó, Hảo cũng nhìn tôi khẻ gật đầu.

 

...Ngày xưa mưa rơi thì sao, răng chừ mưa rơi lại buồn...

 

Trên đường về, tôi và Hảo đồng rơi vào những cảm nghĩ tương tự nhau.

 

-Chi lạ chưa

 

nhớ Huế răng không về

 

Rứa thì chừ

 

kệ về thăm một chuyến

 

Kẻo mai tê

 

mốt nọ mỏi chân tềâ

 

Răng thì răng

 

cũng về thăm một chuyến.

 

 

             Quách Y Lành
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Tìm lại (08-03-2015)
    Một Cõi Đi Về (24-02-2015)
    Đóa hồng trắng giữa ngày Xuân (01-02-2015)
    Ngọn đồi hoa tím. (25-01-2015)
    Màu Thời Gian (12-01-2015)
    Khung trời tối giữa ban ngày (22-12-2014)
    Huế có những cơn mưa (05-12-2014)
    Vòm trời đêm (21-11-2014)
    Ngọn đồi hoa tím (10-11-2014)
    Bên kia bờ thoáng nhớ (03-11-2014)
    Nỗi Lặng Yên (26-10-2014)
    Người Mẹ Không Con (13-10-2014)
    Màu Lá Ngô Đồng (06-10-2014)
    Con dốc đầu đời (29-09-2014)
    Chuông Giáo Đường (18-09-2014)
    Lãng đãng mùa thu đến (02-09-2014)
    Khi mặt trời trốn mất (25-08-2014)
    Mẹ (12-08-2014)
    Muộn Màng (28-07-2014)
    Một Góc Đời (15-05-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152914011.